Việc chăm sóc con cái là quyền lợi cũng đồng thời là trách nhiệm của cả cha và mẹ. Lần đầu làm cha làm mẹ chắc chắn vẫn chưa quen được cách chăm sóc con nhỏ. Bài viết dưới đây, sẽ chia sẻ đến bạn cách nuôi dạy trẻ nhỏ từ 0 – 6 tháng tuổi, cha mẹ trẻ không nên bỏ qua.
1. Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Dưới đây là quy trình tắm được các bác sĩ ở bệnh viện Nhi Đồng 2 chia sẻ, bạn có thể tham khảo để tắm cho bé đúng cách hơn.
Bước 1: Pha nước ấm vào chậu, hãy dùng cùi chỏ để thử nước nóng, nhiệt độ nước vừa đủ ấm chỉ từ 36 – 38*C. Nếu thời tiết quá lạnh không thể cảm nhận được chính xác nhiệt độ, bạn nên dùng các thiết bị đo nhiệt độ để được hỗ trợ.
Bước 2: Dùng khăn bông to để quấn được quanh người bé, thật chắc tay, ôm chặt ngửa đầu trẻ ra phía sau. Tay cần đỡ lấy gáy của bé
Bước 3: Dùng khăn bông nhỏ làm ướt, sau đó lau theo trình từ, mắt, mũi, tai
Bước 4: Làm ướt tóc sau đó gội đầu bằng xà phòng dành cho trẻ, rồi xả lại nước ấm loại bỏ hết bột trên đầu. Nên lau tóc khô ngay sau khi gội đầu cho bé xong
Bước 5: Bỏ khăn bông, đặt bé vào chậu nước. Một tay cần đỡ đầu bé, tay còn lại tắm từ cổ xuống chân. Sau đó trải sẵn khăn rồi đặt bé vào giữa, lau khô và mặc quần áo cho bé.
2. Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng tốt cho trẻ sơ sinh về mặt tiêu hóa cũng như sự phát triển thể chất và trí não cho trẻ. Ngoài ra, nguồn sữa mẹ còn là sự kết nối tình yêu giữa mẹ và con, có thể xua tan mọi sự bất an ở bé
Sữa mẹ sẽ giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn, tránh được nhiều bệnh về tiêu hóa hoặc viêm phổi hơn so với các loại thức ăn nhân tạo.
3. Bế ẵm bé đúng cách
Trẻ nhỏ từ 0 – 6 tháng tuổi còn rất yếu, vẫn chưa cứng cáp. vì vậy việc bế ẵm các bé cũng cần cẩn thận. Nhiều mẹ hay bế con kiểu vác vai sau khi cho con bú để bé ợ hơi. Nhưng đây lại là tư thế không có lợi cho lắm khi bị bế lâu.
Thay vì bế vác vai, mẹ nên bế bé cả thân áp vào vai hoặc ngực càng nhiều càng tốt, 1 tay phải để đỡ lấy phần cổ đằng sau. Như thế giúp bé giảm áp lực lên phần xương sống. Đến tháng thứ 3 có thể thay thế nhiều tư thế bế khác nhau, có thể bế vác con theo phía thẳng đứng, nhưng không nên bế quá lâu và thường xuyên.
Một số lưu ý dành cho bố mẹ khi bế trẻ:
– Cần vệ sinh tay sạch sẽ, tháo các loại trang sức vì nó có thể làm trầy xước da của trẻ
– Không nên tập cho con ngồi hoặc đứng quá sớm, không nên ép con khi con chưa đủ khả năng
– Luôn dùng tay đỡ đầu, cổ lưng của trẻ. Vì trẻ còn đang rất yếu, nên chưa cứng cáp để cố định phần cổ và lưng khi được bế
4. Hãy cố gắng hát ru bé ngủ
Việc hát ru không những giúp trẻ an tâm dễ ngủ hơn, còn giúp trẻ phát triển thính giác, giúp cân bằng hệ thần kinh của trẻ. Lúc hát ru cũng giúp người mẹ được thoải mái và thư giãn hơn.
Lưu ý, khi cho trẻ ngủ cần tắt điện để giúp trẻ dễ ngủ hơn. Và đương nhiên hãy luyện cho trẻ việc ngủ nghỉ đúng giờ, để giúp trẻ dễ ngủ hơn nhé. Thay vì để trẻ ngủ li bì hoặc vạ lúc nào ngủ lúc đó. Hãy thay đổi bằng việc cho trẻ ngủ ít đi, ngủ đúng bữa để đêm đến trẻ ngủ nhiều hơn.
Không thường xuyên bế trẻ hát ru, như thế hình thành thói quen rất xấu cho trẻ, cần bế đi xung quanh nhà thì mới ngủ. Hãy tập cho trẻ ngủ tại chỗ bằng cách mẹ ôm và vỗ về hoặc đặt lên người mẹ và ngủ, cách đó rất hiệu quả và giúp mẹ đỡ mệt hơn đó.
5. Chú ý khi thay tã cho trẻ
Việc thay tã là điều vô cùng quan trọng, cha mẹ phải chú ý thay tã cho bé thường xuyên khi bé tè hay ị. Nếu để quá lâu, không thay kịp thời thì bé có thể bị hăm mông, hoặc bộ phận dưới.
Tuyệt đối chú ý thay tã kịp thời. Khi thay tã, để tránh bất tiện và không cần mất nhiều thời gian, mẹ cần chuẩn bị sẵn thau nước ấm, có thể pha nước lá trà xanh để thay rửa cho bé thật sạch sẽ. chuẩn bị thêm một chiếc khăn vải chống thấm nước đặt xuống dưới và để bé nằm trên sau đó thay bỉm. Dùng khăn giấy khô thấm nước và lau thật sạch rồi mặc bỉm mới.
Chú ý chân bé còn rất yếu, cẩn thận động tác, cầm nắm, nhấc chân trẻ lên thật nhẹ nhàng. Nếu cha mẹ chưa quen việc thay tã thì hãy nhờ một người nữa để giúp việc này diễn ra dễ dàng hơn nhé.
Trên đây là những chia sẻ về cách nuôi dạy trẻ nhỏ từ 0 – 6 tháng tuổi, hy vọng chúng hữu ích giúp cha mẹ nuôi dạy trẻ dễ dàng và hiệu quả hơn.