Thứ Hai, Tháng Chín 7, 2020
Home Phong Cách Sống Gia Đình 7 Sai lầm to lớn của cha mẹ trong việc nuôi dạy...

7 Sai lầm to lớn của cha mẹ trong việc nuôi dạy con trẻ

Nhiều khi trong việc nuôi dạy con trẻ, một số phương pháp dạy con không đúng vô tình làm cho trẻ mất đi sự tự tin, lòng tự trọng ngay từ khi còn nhỏ. Nếu các bậc phụ huynh không muốn con mình hình thành những thói quen xấu thì hãy chú ý những sai lầm vô tình tai hại sau đây.

1. Để con trốn tránh trách nhiệm, lỗi lầm của mình gây ra

Không phải những vấn đề lớn, từ những thói nhỏ hàng ngày của bố mẹ cũng hình thành lên việc thiếu trách nhiệm của con cái. Các bậc phụ huynh hiện nay cho rằng việc học hành giỏi giang là điều quan trọng nhất. Và đương nhiên những việc khác như dọn dẹp nhà cửa, phòng học và dụng cụ cá nhân đều được bố mẹ miễn làm, và chỉ cần tập trung vào học.

Điều đó đã vô tình cướp đi tinh thần trách nhiệm của con cái đối với chính bản thân và những người xung quanh. Sau này lớn lên trẻ sẽ ỷ lại, cho rằng đó không phải là việc của mình. Từ đó hình thành thói thiếu trách nhiệm đến nhiều vấn đề khác.

Hoặc con mình mắc lỗi, nhưng vẫn bênh con chằm chặp, không để trẻ thừa nhận lỗi sai của mình để sửa sai. Đó là sự thiếu trách nhiệm, đổ lỗi. Hình thành thói quen và nhân cách xấu cho trẻ.

Để con trốn tránh trách nhiệm, lỗi lầm của mình gây ra

2. Áp đặt không cho phép con mắc bất cứ lỗi gì

Điều này hình thành từ tâm lý của cha mẹ. Nhiều bậc phụ huynh thấy áy náy về việc con họ đã làm sai trái hoặc thấy xấu hổ. Vậy nên họ sẽ nhanh chóng làm hộ con, che dấu trước khi con mình mắc lỗi hoặc để mọi người biết chuyện.

Mắc sai lầm không có gì là sai. Làm một bài toán sai, nói dối sai, đánh bạn là sai. Hãy để con của bạn nhận ra những sai lầm đó và sửa chữa chúng. Biết sai và sửa sai mới là người đáng tin cậy sau khi trưởng thành.

3. Không để trẻ tự xử lý cảm xúc tiêu cực

Nhiều khi những cảm xúc tiêu cực của trẻ chỉ là giận hờn, khó chịu vì không được đáp ứng điều kiện hay nhu cầu nào đó. Nhiều bậc phụ huynh đã sốt ruột chạy lại vỗ về, tìm cách đáp ứng ngay những đòi hỏi đó. Xoa dịu đi những cảm xúc tiêu cực của con nhỏ.

Nhưng đây không phải là cách tốt mà còn gây hại cho con cái. Cách làm đó sẽ khiến trẻ không tự điều chỉnh được cảm xúc tiêu cực. Và hình thành lên những thói xấu như la hét và khóc lóc để có được món đồ mình muốn.

Các bậc phụ huynh giúp con tìm ra nguyên nhân, sau đó giúp trẻ nhận thức vấn đề và khống chế cảm xúc của bản thân. Điều đó tốt cho con sau khi ra ngoài xã hội sau này.

Không để trẻ tự xử lý cảm xúc tiêu cực

4. Vô tình hình thành tâm lý nạn nhân cho con

Những trường hợp gia đình không có điều kiện, cha mẹ luôn hình thành suy nghĩ đối với con cái rằng: “Nhà chúng ta quá nghèo, cha mẹ không thể có tiền để mua cho con bộ đồ chơi đó được”. Điều đó hình thành sự tự tin, mặc cảm cho con ngay từ nhỏ.

Thay vì làm gương cho trẻ khi kể lể phàn nàn về những bất hạnh, kém may mắn của bản thân, hãy khuyến khích trẻ có những hành động tích cực để cải thiện cuộc sống. Ví dụ, khi trẻ đã đủ tuổi có thể đi làm thêm bán thời gian các công việc vừa sức để tự kiếm thu nhập. Đây là một điểm vô cùng quan trọng, giúp trẻ phát triển tư duy tự lực và bản lĩnh độc lập trong cuộc sống.

5. Bao bọc là hại con

Dù con cái có bao nhiêu tuổi, lớn bằng nào đi chăng nữa, đối với bố mẹ họ vẫn là những đứa trẻ. Tuy nhiên, những sự bao bọc con cái thái quá không phải là tốt cho con mà đó là hại con .

Hãy để trẻ tự lập dưới sự chỉ dẫn đúng đắn của cha mẹ. Cha mẹ chỉ là người bạn đồng hành của con cáo, chứ không phải là lá chắn bảo vệ chúng được cả đời trước mọi bão táp của cuộc đời.

6. Sự kỳ vọng hoàn hảo đối với mọi thứ ở con

Mong muốn con cái của mình giỏi giang, thành đạt. Họ luôn kỳ vọng và đặt mục tiêu thái quá so với sức của con mình. Điều đó đã vô tình ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Không cân nhắc đến khả năng của con, nhưng luôn áp đặt lên đầu trẻ những thức cha mẹ muốn. Trẻ sẽ dễ chán nản, không tự tin, luôn sợ sệt và lo âu. có thể hình thành những vấn đề trầm cảm tâm lý.

Dù luôn mong muốn những thứ tốt nhất ở con mình, tuy nhiên bạn nên cân đối vừa sức với con mình. Đừng để sự kỳ vọng đó trở thành áp lực nặng nề cho con nhỏ.

7. Trừng phạt thay vì kỉ luật

Trừng phạt thay vì kỉ luật

Trừng phạt và kỷ luật là 2 vấn đề và khía cạnh hoàn toàn khác nhau. Nhiều cha mẹ bị nhầm lẫn giữa 2 khía cạnh này.

 Trẻ được kỷ luật sẽ nghĩ, “Cách làm này của mình là chưa đúng rồi”, còn trẻ bị trừng phạt sẽ nghĩ, “Tôi là một con người tồi tệ”. Nói cách khác, kỷ luật đúng cách phải khiến trẻ biết rõ được điều gì là sai, cách làm nào là đúng, lần tới ta nên sửa chữa như thế nào ; chứ không phải khiến trẻ lo lắng rằng chúng sẽ không làm nên trò trống gì về sau.

Trên đây là một số chia sẻ về việc nuôi dạy con cái. Hy vọng chúng hữu ích, giúp các bậc làm cha làm mẹ có cách nuôi dạy con đúng hơn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -

Bài Viết Mới

quay tay như thế nào là hợp lý

Quay tay là gì? Quay tay như nào là hợp lý. Để giúp bạn tìm hiểu bài viết sẽ đưa ra nhiều thông tin...

Đàn ông trung niên thích phụ nữ như thế nào?

Đàn ông trung niên thích phụ nữ như nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Để giúp bạn hiểu...

Chadwick Boseman người đứng đầu bộ phim Black Panther (2018) đã qua đời

Nam diễn viên người Mỹ Chadwick Boseman, người đứng đầu bộ phim điện ảnh Black Panther (2018) của Marvel Studios, lần đầu tiên có...

Đàn Ông Có Sự Nghiệp Thường Chọn Kiểu Phụ Nữ Như Thế Nào?

Trên mạng xã hội hiện nay đang đưa ra sự so sánh về cách chọn vợ của những người có tầm ảnh hưởng nhất...